Hầu hết chúng ta đều nghĩ tủ lạnh là nơi dự trữ thức ăn an toàn nhất. Nhưng nghiên cứu cho thấy ngăn đựng rau quả có thể chứa lượng vi khuẩn cao gấp 750 lần mức an toàn, trong đó, tỷ lệ các vi khuẩn nguy hiểm như E.Coli 0157, salmonella và listeria thậm chí cao hơn.
“Biết cách dự trữ thực phẩm là điều quan trọng để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm cho gia đình”, Giáo sư Tom Humphrey của Viện nhiễm trùng và Sức khỏe toàn cầu ở Đại học Liverpool (Anh) cho biết. Dưới đây là những mối nguy tiềm ẩn từ tủ lạnh và cách xử lý:
1. Vi khuẩn có thể tồn tại ở nhiệt độ thấp
Nhiều người sai lầm khi tin rằng thức ăn lạnh sẽ giết chết vi khuẩn. Theo Giáo sư Humphrey, thực phẩm đông lạnh làm chậm tốc độ sinh sôi của vi khuẩn nên chúng ta có thể dự trữ trong vài ngày thay vì chỉ vài giờ ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, một số vi khuẩn không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh nên có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm. Chẳng hạn, khuẩn listeria (gây các triệu chứng giống bệnh cảm, nặng hơn là bệnh nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não) có thể phát triển ở nhiệt độ từ -1oC đến 4oC và thường tồn tại trong các thực phẩm như phô mai mềm, thịt, cá…
Theo Giáo sư Humphrey, nhiệt độ của tủ lạnh nên được duy trì ở mức từ 4-5oC, đừng mở cửa tủ lạnh quá lâu và không đặt thức ăn nóng vào tủ để tránh làm nhiệt độ bên trong tăng lên.
2. Nguy cơ từ chiếc tủ lạnh đầy ắp thức ăn
Để bảo đảm sức khỏe người dùng, các nhà sản xuất thực phẩm có xu hướng cắt giảm hàm lượng chất bảo quản, nên gia tăng nhu cầu bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sau khi đã mở bao bì.
Nếu tủ lạnh của bạn chứa đầy thức ăn, hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống, đồng thời thường xuyên vệ sinh tủ lạnh. Giáo sư Humphrey khuyên bạn nên lau tủ 1 lần/tuần với nước nóng và thuốc khử trùng, riêng ngăn đựng thịt sống thì nên vệ sinh cách nhau vài ngày.
3. Đừng bao giờ đặt thịt ở ngăn trên cùng
“Một trong những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm là lây nhiễm chéo” – Giáo sư Humphrey giải thích. Ví dụ, thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Do đó, nếu được đặt trên ngăn đựng rau, nước trong thịt sẽ rỉ qua các khe hở, thấm vào rau và đầu độc bạn nếu bạn ăn sống. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên bỏ thịt gà vào trong hộp kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Bạn cũng có thể để riêng thực phẩm ăn sống với thức ăn chế biến sẵn, nấu chín hoặc thịt, cá sống.
4. Dự trữ phô mai trong hộp riêng
Theo Giáo sư Humphrey, bạn nên bảo quản phô mai trong một chiếc hộp riêng và không đặt chung với những loại thức ăn khác như patê, cá, thịt xông khói. Lý do là phô mai dễ bị nhiễm khuẩn listeria từ các loại thức ăn khác qua tay của bạn.
5. Hãy cẩn thận với các loại rau sống
“Chúng ta thường phớt lờ vai trò của rau trong quá trình truyền vi khuẩn gây bệnh” – Giáo sư Humphrey nói. Khuẩn E.Coli thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và thường tìm thấy trong đất trồng rau. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh, do đó, bạn đừng quên rửa sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.
6. Cơm để trong tủ lạnh cũng không an toàn
Bacillus cereus – loại vi khuẩn thường thấy ở những thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và bệnh tiêu chảy. Trong quá trình nấu, vi khuẩn này không hoạt động, nhưng khi cơm nguội, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại. Theo Giáo sư Humphrey, bạn nên để cơm vào tủ lạnh khi nó vừa nguội và nên đem cơm bỏ sau 3 ngày cất trong tủ lạnh.
Một số món ăn kiêng kỵ nhau |
Một số món ăn kiêng kỵ nhau:
1. Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh…) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Dù là sắc hay hấp cách thủy, bạn cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.
2. Không nên xào nấu gan động vật với các thứ rau quả có nhiều vitamin C, cũng không nên dùng các loại rau quả này sau khi ăn món gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ví dụ như: Giá đậu và gan lợn: Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.
3. Không ăn dưa chuột với những món có nhiều vitamin C, vì dưa chuột chứa một loại men phân giải vitamin C. Ví dụ: Dưa chuột kỵ cà chua.
4. Các loại động vật có vỏ sống trong nước + chất vitamin C: Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh… sẽ làm cho asen hóa trị 5 biến thành asen hóa trị 3, tức là chất thạch tín có độc bảng A có thể chết. Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.
5. Sữa đậu nành và trứng gà: Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.
6. Sữa bò và nước hoa quả: Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.
7. Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho: Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
8. Thịt dê kỵ giấm: Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.
9. Thịt dê, thịt chó và nước chè: Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp thành protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.
10. Rau dền và quả lê vốn kỵ nhau, nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.
11. Hồng với cua. Loại quả này cũng không nên ăn cùng khoai lang: Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất chát tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.
12. Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).
13. Sữa đậu nành và đường đen Đường đen có chất axít Osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất “lắng biến tính”, chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng.
14. Tỏi + trứng vịt: nếu tráng trứng vịt với tỏi rất độc.
15. Cá chép kỵ thịt cầy: Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học, thịt cầy cũng với thành phần dinh dưỡng phong phú, hai thứ ăn chung xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể.
16. Bí rợ kỵ cải thìa: Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.
17. Muối tiêu và khoai môn (nếu ăn cùng dễ làm ruột đau thắt). Chuối hột thì kỵ mật mía, đường (ăn cùng lúc bị chướng bụng).
18. Dưa hấu và thịt dê (ăn cùng dễ trúng độc).
19. Các loại quả có tính axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.
20. Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây: Cà chua chứa nhiều chất toan, cùng với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng; tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
21. Cà chua kỵ rượu: Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột.
22. Mật ong kỵ đậu hũ:
Trong tào phớ (đậu hũ) thường có thạch cao và trong mật ong thì có đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày, làm người ăn khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu nạn nhân có bệnh tim mạch thì càng tử vong nhanh hơn.
23. Đậu hũ (tào phớ) kỵ hành: Đậu hủ chứa nhiều calci, hành chứa acid oxalic, hai thứ ăn chung sẽ tạo kết tủa oxalac calci, không dễ tiêu hóa hấp thu, có hại cho cơ thể.
24. Đào lông kỵ thịt ba ba: Thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào lông chứa nhiều acid malic, acid này sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, cho nên, thịt ba ba không thích hợp ăn chung với đào.
25. Tiêu muối kỵ chè – cháo: Lương thực ngũ cốc đều chứa nhiều vitamin nhóm B; chất khoáng và xơ, các chất dinh dưỡng này rất dễ phân giải trong môi trường kiềm, tạo ra lãng phí dinh dưỡng, khi dùng ngũ cốc nấu cháo thì không nên bỏ tiêu muối (người ta nấu chè, cháo hay bỏ vào tiêu muối cho mau nhừ). (Lời bình : Cái này chắc là muối diêm chứ không phải muối và tiêu.)
26. Thịt ba ba kỵ trứng gà: Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất; làm giảm giá trị dinh dưỡng, thai phụ và sản phụ không nên ăn.
27. Thịt bò kỵ hạt dẻ: Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
28. Cà rốt kỵ củ cải: Cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, củ cải giàu vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng.
29. Củ cải kỵ nấm mèo đen: Củ cải chứa nhiều engym, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh viêm da.
30. Rượu kỵ thịt bò: Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng là chất cay nóng, hai thứ ăn chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón; viêm khóe miệng; mắt đỏ; ù tai |
|
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen